Nến nhật là gì? Các mô hình nến nhật cần phải biết

Nến Nhật là một công cụ phổ biến được các trader sử dụng để phân tích kỹ thuật và dự đoán hành động giá trong một phiên giao dịch nhất định. Tuy nhiên, đối với những người mới tham gia vào thị trường tài chính, đây vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ. Vậy, nến Nhật là gì? Có bao nhiêu mô hình nến Nhật? Hãy cùng UEZ tìm hiểu cụ thể qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

Nến Nhật là gì?

Mô hình nến Nhật có tên tiếng Anh là Japanese Candlestick Pattern. Ngoài ra, mô hình này còn được biết đến với các tên gọi khác như: mô hình nến, biểu đồ nến, nến Nhật, biểu đồ nến Nhật…

Mô hình nến Nhật là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả biến động giá của một loại tài sản nhất định trong một phiên giao dịch cụ thể, chẳng hạn như chứng khoán, tiền điện tử, tiền tệ…

mô hình nến nhật

Cụ thể, mô hình nến Nhật sẽ bao gồm một biểu đồ với rất nhiều cây nến riêng lẻ, và mỗi cây trong đó sẽ biểu thị cho một phiên giao dịch tương ứng với các mức giá gồm: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất.. Thông qua mô hình nến Nhật, nhà đầu tư có thể dự đoán được xu hướng tiếp theo của giá và có cái nhìn tổng quan nhất về diễn biến cung – cầu của thị trường.

Bạn có thể sử dụng biểu đồ nến Nhật trong mọi khoảng thời gian, từ 1 năm, 1 tháng, 1 tuần hay thậm chí là 1 phút… 

Lịch sử hình thành nến Nhật

Mô hình nền Nhật được phát hiện bởi một người Nhật tên là Munehisa Honma. Ông là một trong những nhân vật huyền thoại trong giới trading và được ví như “ông tổ” của thị trường giao dịch. Ông đã tự mày mò ra đô thị hình nến thông qua sự lên xuống giá gạo trên thị trường. Ngoài ra, ông cũng đã tìm về về sự tác động của các yếu tố bên ngoài lên giá cả như thời tiết, thuế, tình hình kinh tế xã hội, lạm phát…

Kết quả thu được đã mang lại thành công vượt mong đợi. Ông đã tiến hành giao dịch gạo dựa trên mô hình nến Nhật và thu về khoản lợi cực kỳ hậu hĩnh. Sau này, Steve Nison đã phát hiện ra mô hình này khi làm việc cùng với một công ty môi giới ở Nhật. Khi đã kiểm chứng được sự hiệu nghiệm của mô hình nến Nhật, Steve Nison đã nghiên cứu kỹ và viết sách về kỹ thuật này để truyền bá rộng rãi đến các nhà giao dịch trên thế giới. 

Cho đến tận bây giờ, nến Nhật vẫn là một mô hình hữu dụng được nhiều nhà đầu tư sử dụng để dự đoán xu hướng giá và có cho mình những quyết định tối ưu nhất.

Đọc thêm:   MT4 là gì? Hướng dẫn sử dụng phần mềm Metatrader 4

Đặc điểm của mô hình nến Nhật

Nến Nhật bao gồm 2 thành phần chính là thân và bóng nến. Một cây nến Nhật tiêu chuẩn sẽ thể hiện đầy đủ các điều sau:

  • Thân nến: Thể hiện phạm vi giao động giữa giá mở cửa (giá khởi đầu của một phiên giao dịch) và giá đóng cửa (giá cuối kết thúc phiên giao dịch) trong khoảng thời gian nhất định.
  • Bóng nến: Thể hiện phạm vi giá cao nhất và giá thấp nhất trong phiên giao dịch. Trong đó, bóng nến trên là đỉnh của giá cao nhất và bóng nến dưới là đáy của giá thấp nhất. 
mô hình nến nhật

Bên cạnh đó, nến Nhật còn được biết đến với 2 màu sắc xanh – đỏ. Nến xanh là nến tăng điểm, thể hiện giá mở cửa nhỏ hơn giá đóng cửa, còn nến đỏ là nến giảm điểm, tức là giá mở cửa sẽ lớn hơn giá đóng cửa.

Ý nghĩa nến Nhật

Nến Nhật là mô hình thể hiện hành vi giá của 2 phe gồm bên mua và bên bán trên thị trường. Thông qua mô hình nến Nhật, các trader có thể nhận biết được bên nào đang chiếm ưu thế và đưa ra các quyết định đặt lệnh Buy hay Sell phù hợp để tối ưu hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro.

Cụ thể, nếu như thân nến màu xanh dài, thì tức là bên mua đang chiếm ưu thế và ngược lại, nếu thân nến đỏ dài thì lợi thế sẽ thuộc về bên bán. Áp lực mua càng lớn khi thân nến càng dài. 

Bóng nến trên và dưới là biểu hiện của biến động giá trong một phiên giao dịch. Nếu như cây nến có bóng nến trên dài, bóng nến dưới ngắn, thì có nghĩa là bên mua đang cố gắng đẩy giá lên cao nhưng không thành và bên bán đã nhảy vào để đẩy giá giảm khiến cho giá đóng cửa gần bằng với giá mở cửa. 

mô hình nến nhật

Nếu như bóng nến dưới dài và bóng nến trên ngắn, thì bên bán đang kiểm soát thị trường và muốn đẩy giá thấp xuống, nhưng bên mua lại nhảy vào để đẩy giá lên cao. Lúc này, giá đóng cửa lại gần bằng với giá mở cửa. 

Còn với trường hợp thân nến ngắn và không có bóng nến, thì bên mua lẫn bên bán đều không có thời gian chiếm ưu thế thị trường và ngược lại, khi bóng nến trên và dưới đều thì tức là cả 2 đều có thời gian chiếm ưu thế thị trường.

Một số hạn chế của nến Nhật

Bất cứ mô hình nào cũng đều sẽ có những ưu – nhược điểm riêng, và mô hình nến Nhật cũng thế.

Không thể phủ nhận rằng, nến Nhật sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp các trader có thể phân tích thị trường một cách hiệu quả. Tuy nhiên, song song với đó, nến Nhật cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định như sau:

  • Có quá nhiều mô hình nến Nhật: Nếu bạn là một người mới tìm hiểu về nến Nhật, hẳn bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vì không thể nhớ hết quá nhiều mô hình và cách áp dụng cho từng mô hình hiệu quả. 
  • Không dự báo xu hướng tương lai: Mô hình nến Nhật sẽ chỉ cho bạn thấy những điều sẽ xảy ra ở thời điểm hiện tại mà không thể dự đoán được xu hướng trong tương lai. 
  • Khung thời gian càng nhỏ thì thông tin lại càng nhiễu: Khi khung thời gian càng nhỏ, thông tin sẽ càng dễ sai lệnh và đôi khi còn phát sinh các tín hiệu giả. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên phân tích đa khung thời gian và kết hợp cùng các chỉ báo để đưa ra phán đoán chính xác nhất. 
Đọc thêm:   Các kênh đầu tư tiền ảo phổ biến nhất hiện nay

Các loại mô hình nến Nhật phổ biến

Như đã kể trên, nến Nhật được phân loại thành rất nhiều loại mô hình khác nhau. Vì vậy, tại phần này, UEZ sẽ chỉ trình bày sơ lược các loại mô hình chính để bạn có thể tham khảo.

Nhìn chung, chúng ta sẽ phân loại nến Nhật dựa trên 2 tiêu chí, bao gồm: tín hiệu và số lượng nến.

Phân loại mô hình nến Nhật dựa trên tín hiệu

Dựa vào tín hiệu, ta có thể chia nến Nhật làm 3 mô hình: 

Mô hình đảo chiều

Mô hình đảo chiều bao gồm 2 loại, đó là:

  • Mô hình đảo chiều tăng: Thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm và sau mô hình này, giá sẽ đảo chiều từ giảm thành tăng.
  • Mô hình đảo chiều giảm: Xuất hiện ở cuối hướng tăng và sau mô hình này, giá sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm.

Nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định mua hoặc bán dựa trên mô hình đảo chiều tăng hay giảm. Và tất nhiên, dù là mua hay bán thì bạn đều sẽ thu về được lợi nhuận từ giao dịch này.

Mô hình tiếp diễn

Mô hình tiếp diễn thường gặp là Rising Three Method và Falling Three Method. Khi hai mô hình này xuất hiện với tín hiệu tiếp diễn mang cường độ mạnh, các trader có thể giữ lệnh thuận chiều với xu hướng của mình. Ngược lại, khi xuất hiện mô hình nến đảo chiều thì bạn nên thoát lệnh lập tức để tránh thất thoát.

mô hình nến nhật

Mô hình trung tính

Đây là mô hình cho thấy sự do dự của 2 phe bên mua và bán, còn lại nó gần như không cung cấp bất cứ tín hiệu giao dịch nào cả. Những cây nến thuộc mô hình này thường có giá đóng cửa và giá mở cửa rất gần nhau, đồng thời phạm vi giao động giá cũng thấp. 

Phân loại dựa theo số lượng nến

Với cách phân loại này, bạn sẽ dựa trên số lượng nến, cụ thể như sau:

Nến đơn

Nến đơn là mô hình nến đơn giản nhất, gồm có: 

  • Nến tiêu chuẩn: Có thân lớn và cân xứng với râu nến. Dạng nến này cho biết xu hướng thông qua màu sắc của nến. 
  • Nến cường lực: Có thân khá dài, không có hoặc có râu nến rất ngắn, cho thấy xu hướng hiện tượng mạnh mẽ và 1 trong 2 phe đang có phe áp đảo.
  • Nến râu dài phía trên: Có thân dưới nhỏ, râu trên dài gấp 2 – 3 lần so với thân nến và gần như không có râu dưới. Đây là dạng nến cung cấp tín hiệu đảo chiều. 
  • Nến râu dài phía dưới: Có thân nhỏ nằm trên, râu trên gần như không có và rau dưới gấp 2 – 3 lần thân nến. Dạng nến này cũng cung cấp tín hiệu đảo chiều cho trader. 
  • Nến do dự: Dạng nến có thân mỏng và nhỏ như tờ giấy, phần râu trên và râu dưới dài hơn thân nến rất nhiều. Dạng nến này thể hiện sự do dự giữa 2 phe nên bạn phải chờ hình thành thêm 1 cây nến nữa mới có thể dự đoán được xu hướng tiếp theo.
Đọc thêm:   Cách Đầu Tư Tiền Ảo Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu
mô hình nến nhật

Nến đôi

Nến đôi sẽ bao gồm các loại cơ bản như: 

  • Nến nhấn chìm: Gồm 2 cây, cây thứ nhất có thân nến nhỏ và cây thứ 2 có thân lớn bao trùm lên cây nến 1. Dạng nến này cung cấp tín hiệu đảo chiều cho các trader. 
  • Nến Harami: Gồm 2 cây, cây đầu tiên (nến mẹ) có thân dài, cây thứ 2 nằm trong phần thân của cây đầu tiên. Mô hình này thường xuất hiện ở cuối xu hướng tăng giảm và cung cấp tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ cho trader.
  • Nến đỉnh nhíp, đáy nhíp: Gồm 2 cây nến có cùng kích thước nhưng khác về màu sắc, thường mang đến tín hiệu đảo chiều.

Nến ba

Tương tự, nến ba cũng có các mô hình cơ bản như: 

  • Nến sao hôm: Gồm 3 cây, cây đầu tiên tăng mạnh có màu xanh và thân dài, cây thứ 2 nhỏ (có thể có màu xanh hoặc giảm) và cây thứ 3 giảm mạnh. Dạng nến này thường cung cấp tín hiệu đảo chiều từ tăng – giảm cho trader.
  • Nến sao mai: Gồm 3 cây, cây thứ nhất là nến giảm mạnh, có thân dài, cây thứ 2 là nến nhỏ (tăng hoặc giảm) và cây thứ 3 là nến tăng mạnh. Dạng nến này cung cấp tín hiệu đảo chiều từ giảm – tăng. 
  • Nến 3 con quạ đen: Gồm 3 cây giảm liên tiếp, có thân dài, râu ngắn, thường cung cấp tín hiệu đảo chiều giảm.
  • Nến ba chàng lính trắng: Gồm 3 cây nến tăng liên tiếp, thân lớn, râu ngắn, cung cấp tín hiệu đảo chiều tăng. 

Bên trên là những thông tin tổng quan nhất về nến Nhật và các mô hình nến Nhật thường gặp. Ngoài ra, đừng quên theo dõi UEZ để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường tài chính trong và ngoài nước, bạn nhé!